Metformin stada 500mg
Metformin stada 500mg
Thuốc gốc: Metformin hydrochloride
Liên hệ: 08.9992.0086
Metformin Stada 500mg điều trị đái tháo đường không phụ thuộc Insulin. Đơn trị liệu khi bệnh nhân không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Quy cách | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Xuất xứ | Đức |
Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với dược sĩ, bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm
Chat với Dược sĩTư vấn và bán hàng
HOTLINE ĐẶT HÀNG
08.999.20086
(6:00 - 22:00)TÂM TÍN CAM KẾT
Tư vấn sản phẩm tốt nhất
100% Chính hãng
Đổi trả trong vòng 10 ngày
Danh mục
Dưới đây Nhà thuốc Tâm Tín chia sẻ tất cả thông tin về thuốc Metformin stada 500mg bao gồm: Thành phần, công dụng, cách dùng - liều dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc Metformin stada 500mg
Thành phần của 'Metformin stada 500mg':
Metformin hydroclorid 500mg, tá dược vừa đủ 1 viên.
Công dụng của 'Metformin stada 500mg':
Metformin 500Mg Stada điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Cách dùng của 'Metformin stada 500mg':
- Uống Metformin STADA 500 mg cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn.
- Chuyển từ những thuốc chống tiểu đường khác sang:
- Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.
- Ðiều trị đồng thời bằng metformin và sulfonylurê uống:
- Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylurê uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylurê. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1-3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống tiểu đường và bắt đầu dùng insulin.
- Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, ngày một lần, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.
- Người lớn:
- Bắt đầu uống 1 viên/ngày, uống 1 lần (uống vào bữa ăn sáng). Tăng liều thêm 1 viên 1 ngày, cách 1 tuần tăng 1 lần, được chia làm nhiều liều cho tới mức tối đa là 3 viên/ngày.
- Liều duy trì thường dùng là 1 viên x 2 lần/ngày (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Một số người bệnh có thể dùng 1 viên x 3 lần/ngày (vào các bữa ăn).
- Trẻ em ≥ 10 tuổi và thanh thiếu niên:
- Đơn trị và kết hợp với insulin: Liều khởi đầu thông thường là 1 viên x 1 lần/ngày. Sau 10 đến 15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên việc đo đường huyết. Liều cao nhất được đề nghị là 2 g/ngày, được chia làm 2 - 3 liều.
- Người cao tuổi:
- Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng thận. Nói chung, những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa metformin.
- Bệnh nhân suy thận:
- Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
- Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
- Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 – 45 mL/phút/1,73 m2.
- Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị.
- Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
- Người bị tổn thương gan:
- Do nguy cơ nhiễm acid lactic hiếm xảy ra nhưng có gần 50% trường hợp gây tử vong, nên phải tránh dùng metformin cho người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm.
- Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod:
- Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 – 60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định
Quy cách
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Nhà sản xuất
STADA