Bệnh nhân đái tháo đường: Nên ăn gì vào bữa sáng? | Nhà Thuốc Tâm Tín
Hotline
08.9992.0086
  • THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Trang chủ / Tin tức / Bệnh nhân đái tháo đường: Nên ăn gì vào bữa sáng? /

Bệnh nhân đái tháo đường: Nên ăn gì vào bữa sáng?

Bệnh nhân đái tháo đường: Nên ăn gì vào bữa sáng?

1. Tầm quan trọng của bữa sáng với người bị tiểu đường

Bữa sáng cho người tiểu đường được coi như bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Điều đó đúng cả với người bình thường và với những người mắc bệnh đái tháo đường. Bữa ăn sáng cho người khoẻ mạnh bình thường hay bữa ăn sáng khi bị tiểu đường có tác dụng giúp giữ lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày.

Có những người bị tiểu đường có suy nghĩ ăn càng ít càng tốt, càng giảm lượng thức ăn thì đường máu càng hạ mà không gây nguy hiểm gì nên họ thường bỏ qua bữa sáng. Điều này hoàn toàn sai lầm. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin, gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bữa sáng đặc biệt quan trọng với những người bệnh này.

Bỏ bữa sáng khiến cơ thể nhanh đói, và bổ sung một lượng nhiều hơn vào bữa trưa, kéo theo cung cấp thừa năng lượng cho cơ thể. Năng lượng thừa này được tích lũy dưới dạng mỡ, là nguyên nhân gây nên béo phì.

Béo phì là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nhanh, các biến chứng xuất hiện sớm hơn, gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, bỏ bữa sáng gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Chế độ ăn dành cho bệnh đái tháo đường dựa trên việc ăn ba bữa một ngày vào những thời điểm bình thường. Điều này giúp bạn sử dụng tốt hơn insulin mà cơ thể sản xuất hoặc sử dụng thuốc.

Để có một bữa sáng ngon miệng nhưng không làm đường máu tăng cao, người bệnh cần bám sát vào nguyên tắc: ăn ít tinh bột nhưng tăng lượng chất béo, chất đạm, chất xơ trong bữa ăn. Cách ăn này đã được chứng minh có thể giúp giảm lượng đường trong máu và đưa cân nặng về mức khỏe mạnh.

Bản thân bữa sáng của người Việt hiện đang chứa rất nhiều tinh bột. Một bát phở, một tô bún, một bát miến 1 nắm xôi vừa tính trung bình có khoảng 50g - 70g đường. Trong khi đó, lượng rau hay thịt (chất đạm, chất béo) ăn kèm để làm chậm quá trình tiêu hóa đường lại không nhiều. Nếu không chú ý điều chỉnh thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường, nguy cơ bị tăng đường huyết sẽ rất cao.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý không ăn mặn. Bởi bản thân tiểu đường đã làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Nếu cộng thêm việc ăn mặn sẽ khiến rủi ro này tăng cao.

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Một bữa ăn sáng thân thiện với bệnh tiểu đường sẽ bắt đầu với các thành phần lành mạnh bởi chúng không làm tăng lượng đường trong máu. Bữa sáng cho người tiểu đường cần:

Carbohydrate lành mạnh

Trong quá trình tiêu hóa, đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành glucose trong máu. Tập trung vào các loại carbs lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Trái cây
  • Rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa và pho mát

Tránh các loại carbohydrate kém lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm hoặc đồ uống có thêm chất béo, đường và natri.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ bao gồm tất cả các phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ. Chất xơ điều hòa cách cơ thể bạn tiêu hóa và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Rau
  • Trái cây
  • Quả hạch
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan
  • Các loại ngũ cốc

Cá tốt cho tim mạch

Ăn cá mang nhiều lợi ích cho tim nên sử dụng loại thực phẩm này ít nhất hai lần một tuần. Các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3, có thể ngăn ngừa bệnh tim.

Tránh chế biến cá chiên và sử dụng các loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như: cá thu vua.

Chất béo 'tốt'

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol, bao gồm:

  • Quả hạch
  • Dầu có nguồn gốc thực vật hoặc từ các loại hạt như: hạt cải, dầu ô liu và đậu phộng

 

Tuy nhiên không nên lạm dụng những chất này, vì tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo.

Một số gợi ý cho bữa sáng của người tiểu đường

Các loại ngũ cốc

Đây là thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp, đặc biệt giàu protein và chất xơ. Ngoài ra, ngũ cốc còn dễ mua, dễ bảo quản, chế biến đơn giản, rất thích hợp dùng trong bữa sáng của người tiểu đường.

Tuy nhiên, để hạn chế đường, bạn không chế biến ngũ cốc với đường. Thay vào đó, có thể ăn kèm ngũ cốc với sữa tươi hoặc sữa chua không đường. 

Cách chế biến: 

  • Bước 1: Lấy khoảng 3 muỗng ngũ cốc ra bát.
  • Bước 2: Thêm sữa tươi ngập ngũ cốc (hoặc 1 hộp sữa chua không đường).
  • Bước 3: Khuấy đều và thưởng thức.

Như vậy, chỉ với 3 bước nhanh chóng, đơn giản, bạn đã có một bữa sáng đủ chất, lành mạnh. 

Trứng 

Trứng chứa hàm lượng protein cao, cung cấp nhiều acid amin cần thiết và năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn trứng không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên được ưu tiên lựa chọn trong bữa sáng của người tiểu đường.

Có thể chế biến theo 2 cách: 

  • Cách 1: Luộc trứng.
  • Cách 2: Rán trứng với dầu thực vật (VD: Dầu oliu, dầu mè…), tránh sử dụng mỡ/ dầu động vật, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh lý tim mạch.

Lưu ý: Ăn nhiều trứng có thể tăng Cholesterol máu, dẫn đến các bệnh lý như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… Do đó, chỉ nên ăn 3-4 quả trứng/ tuần. 

Sữa

Tiểu đường buổi sáng hoàn toàn có thể uống sữa không đường mà không lo tăng đường máu. Bởi sữa có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein và khoáng chất. Uống 1 cốc/ hộp sữa khoảng 400ml có thể cung cấp năng lượng cho 2-3 tiếng đồng hồ. 

Lưu ý: Có thể uống sữa hộp hoặc sữa bột pha tùy sở thích. Tuy nhiên, không nên uống sữa có đường để tránh ảnh hưởng đến đường huyết. 

Rau 

Rau ngoài cung cấp nhiều vitamin còn chứa lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, rất thích hợp cho người tiểu đường. Vì vậy, những bệnh nhân này nên bổ sung rau vào mỗi bữa sáng. 

Bạn có thể luộc một số loại rau giàu chất xơ như cải xanh, súp lơ, cải ngọt, rau ngót… để dùng trong bữa sáng, vừa đơn giản, vừa tốt cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, lượng calo rau cung cấp không nhiều, bạn nên kết hợp ăn rau với một số món khác như trứng, ngũ cốc… 

Trái cây

Trái cây cũng là thực phẩm giàu chất xơ, có thể sử dụng làm bữa sáng cho người tiểu đường. Một số loại trái cây nên ăn vào buổi sáng như táo, lê, nho…

Người bệnh cần chú ý tránh ăn trái cây ngọt, chứa nhiều đường do có thể làm tăng đường huyết. Ngoài ra, trái cây chỉ là món tráng miệng sau bữa chính, không nên ăn trái cây thay cho bữa chính. 

Ngoài các thực phẩm kể trên, còn nhiều loại thực phẩm khác thích hợp cho người tiểu đường dùng trong bữa sáng. Có thể kết hợp các món với nhau để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, cần xem xét kỹ hàm lượng dinh dưỡng trong đó trước khi sử dụng, hạn chế tình trạng tăng đường huyết, giảm tác hại không mong muốn ở bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung viên uống Chromium pro 200 - Viên uống ngăn ngừa phòng biến chứng tiểu đường - Nhập khẩu trực tiếp Hoa Kỳ vào mỗi sáng.

Chromium pro 200 có thành phần Chromium GTF 200 mcg (Chiết xuất từ Saccharomyces cerevisiae nuôi cấy trong môi trường nấm men), giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường và chất béo trở về bình thường; làm giảm cholesterol xấu (LDL – cholesterol), triglyceride trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu.

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

(Nguồn: TH)

Thông tin sản phẩm trên website đều mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên khoa y tế.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNGGiới thiệuChính sách đổi trảGiao nhận và Thanh toánChính sách vận chuyểnChính sách bảo mật thông tinMiễn trừ trách nhiệm
HOTLINE: 08 9992 0086
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
https://www.facebook.com/nhathuoctamtin/ Nhà Thuốc TÂM TÍN

Địa chỉ: 37 Nguyễn Đổng Chi, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
© 2020 Nhà Thuốc TÂM TÍN.